Thông tin sai lệch trong chế độ ăn uống thường gây khó khăn cho sự lựa chọn một chế độ ăn uống đúng. Hãy xem lại 5 quan niệm phổ biến nhất về thực phẩm.

	5 quan niệm chưa chính xác về thực phẩm | Ẩm thực - Sức khỏe

1. Protein dư thừa có hại cho thận Năm 1983, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra rằng sự gia tăng tỷ lệ protein trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng "tốc độ lọc cầu thận" hoặc GFR. GFR - là lượng máu thận lọc ra trong thời gian 1 phút. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự gia tăng GFR làm tăng đáng kể tải trọng trên thận.
5 quan niệm chưa chính xác về thực phẩm - ảnh 1Do tại Mỹ khoai tây thường được tiêu thụ ở hình thức khoai tây chiên hoặc snack khoai tây, mà thực phẩm này đã có danh tiếng xấu là một trong những nguyên nhân chính của bệnh béo phì và tiểu đường. Thực tế là, mỗi loại khoai đều có ích theo cách riêng của nó, vì vậy không thể nói rằng khoai tây hay khoai lang loại nào tốt hơn - Ảnh: Shutterstock
Thực tế: Gần hai thập niên trước đây, các nhà nghiên cứu Đan Mạch cho thấy mặc dù các thực phẩm giàu protein làm tăng GFR nhưng nó không ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Hơn nữa, không có bằng chứng nào cho thấy một lượng lớn protein - ví dụ ở mức 1,27 gr cho 1 pound trọng lượng cơ thể - có thể bằng cách nào đó gây hại cho thận. 2. Khoai lang tốt hơn khoai tây Do tại Mỹ khoai tây thường được tiêu thụ ở hình thức khoai tây chiên hoặc snack khoai tây, mà thực phẩm này đã có danh tiếng xấu là một trong những nguyên nhân chính của bệnh béo phì và tiểu đường. Trong khi đó khoai lang thường được nấu chín kỹ và lấy được từ nó nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thực tế: Mỗi loại khoai đều có ích theo cách riêng của nó, vì vậy không thể nói rằng khoai tây hay khoai lang loại nào tốt hơn. Ví dụ, khoai lang nhiều chất xơ và vitamin A, nhưng khoai tây có nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, magiê và ka li. Điều quan trọng là cách bạn chế biến chúng như thế nào. 3. Thịt đỏ gây ung thư Năm 1986, các nhà khoa học Nhật Bản nhận thấy rằng những con chuột trong phòng thí nghiệm phát triển bệnh ung thư do chế độ ăn uống có chứa heterocyclic amines - chất này xuất hiện như là một kết quả của việc thịt đỏ tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao. Kể từ đó, các nghiên cứu với số lượng lớn người tham gia cũng cho rằng có mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư. Thực tế: Chưa có nghiên cứu nào cung cấp bằng chứng không thể chối cãi rằng có tồn tại một mối liên quan như vậy. Đối với các quan sát quy mô lớn, dữ liệu của họ không thể được coi là chính thức. Phân tích của người tham gia khảo sát và tổng hợp dữ liệu về các đặc điểm của chế độ ăn uống và bệnh tật, là quá thô sơ để có các kết luận cụ thể. 4. Si rô ngô với hàm lượng fructose cao làm mập hơn so với đường Trong nghiên cứu vào năm 1968, các nhà khoa học nuôi những con chuột thí nghiệm bằng rất nhiều fructose, kết quả là các con chuột này bị béo phì nặng. Vào năm 2002, khi các nhà nghiên cứu tại Đại học California công bố một bài báo (bài báo đã được ủng hộ rộng rãi) về sự gia tăng tiêu thụ fructose ở người Mỹ (bao gồm cả xi-rô ngô với hàm lượng fructose cao) cũng là lúc bệnh béo phì trở thành dịch tại Mỹ. Thực tế: Si rô ngô với hàm lượng fructose cao và sucrose (còn được gọi là đường ăn) có chứa fructose cùng một tỷ lệ như nhau - khoảng 50%. Vì vậy, điều quan trọng không phải là dùng loại nào mà chính là số lượng bao nhiêu. 5. Muối làm tăng huyết áp Trong những năm 1940, tiến sĩ Walter Kempner thuộc Đại học Duke đã trở nên nổi tiếng với phương pháp điều trị huyết áp cao của mình - bằng cách giảm lượng muối ăn. Các nghiên cứu sau đó cũng xác nhận rằng việc giảm muối trong chế độ ăn giúp chống huyết áp cao. Thực tế: Phân tích dữ liệu mở rộng đã kết luận rằng những người có huyết áp bình thường không cần hạn chế tiêu thụ muối. Nếu bạn đã bị huyết áp cao, có thể là bạn "nhạy cảm với muối". Vì vậy, bạn cần giảm lượng muối sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, trong 20 năm qua được biết rằng những người huyết áp cao có thể không cần từ bỏ muối, nếu chế độ ăn uống của họ gia tăng số lượng các loại thực phẩm có chứa ka li. Tại sao vậy? Bởi vì sự cân bằng của hai khoáng chất này mới là yếu tố quan trọng. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện ra rằng lượng ka li thấp ảnh hưởng đến huyết áp cũng tương tự như tiêu thụ nhiều muối. Nếu bạn không muốn lo lắng về muối trong chế độ ăn của mình, hãy ăn nhiều các loại thực phẩm giàu ka li như rau bina, bông cải xanh, chuối, khoai tây và đậu các loại.

Quỳnh Anh
(theo zdorovie.com)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

quan niệm, chưa chính xác, thực phẩm

bánh khoai tây chiên 5 súp nui ngay kieu ngheu hap thom Ngon tuyệt ốc bươu nhồi thịt trong bánh flan dừa khoai tây nghiền bọc trứng cút bo kho chay CAch nau che dau trang chè vải thạch rau câu xoi xoai dau xanh ngon mã³n trứng rán goi bo nhung dam tron trung cách trang trí món ăn mon cuoi tuan cu mon khai vị tráng miệng chân giò và bì heo nấu đông nuong bo Thit heo BĂP CẢI CUỐN THỊT cach lam banh can ga nuong ran thit cach lam mon chim cut nuong Chung Xao thịt bánh hành lá thịt ngâm mắm bún khô Mon Canh bánh mì nhân thịt Bông cải xanh Khoai chien gan ngong Sa lat lam nom sã³c tim mạch chanh leo Thit bo kho rau mồng tơi ech xe phay thom ngon banh tet lò nướng canh măng chua F5 đao chất táo áp chảo Ä e bí kíp lam kem trai cay List Chao thã¹ng cách làm đậu phộng chiên Hạn rau cần xào thịt bò cach lam sandwich chien trung chanh dây canh măng món ăn ngày nắng nóng thịt vịt chao ga Bánh ướt Nhat 17 che khoai mon Làm bánh không cần lò nướng nấm kho tiêu ca sot ca sinh tố xoài To phu gÃƒÆ kho cay bánh dung nham món ăn ốc cuộn mỡ chài bánh trứng nướng socola ngon muc xao chua ngot Mong Cách nấu bun đậy kín Làm kim chi Chè ngon Cất đồ Nước cốt dừa Snack gà nướng cay nấm kho củ gừng cac mon ham cà chua nhồi thịt Cà chua nhồi thịt lam vit tiem dac biet mon ga Ä Æ n thit bo cuon hanh nuong Món nhậu chan gà ga hap sot hanh tay ngon chuoi nuong ngon mà ngon mi y sot nam trÃƒÆ xanh gio bo cách làm xôi dừa lá dứa chẠlà tôm thịt huong dân cach nấu xôi vò banh tart tao ä n bò viên mà ngon hạnh Ca chép lẩu bắp bò nhúng dấm ca hoi nuong mat ong riềng ot sate cut khia bún với nem nướng